Bạn có biết cứ 10 người dùng thương mại điện tử thì có đến 4 người lựa chọn Shopify - Nền tảng xây dựng cửa hàng trực tuyến toàn cầu? Thậm chí kể cả nhiều cái tên tuổi trên thế giới như Tesla, Gymshark và Red Bull cũng đổ bộ sang Shopify để phát triển doanh nghiệp bán lẻ của họ.

Vậy Shopify là gì mà lại hot đến thế?

Là một nền tảng thương mại điện tử toàn diện, tính đến tháng 9 năm 2023, đã có đến hơn 4 triệu 700 website thương mại điện tử hoạt động trên Shopify, trong đó có hơn 1500 website đến từ các doanh nghiệp Việt Nam. Hiểu cách hoạt động của Shopify cũng như cách xây dựng một cửa hàng trực tuyến thành công với Shopify sẽ giúp bạn kiếm được nhiều hơn những gì bạn mong đợi Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Nội dung chính

Shopify là gì?

Shopify là một nền tảng thương mại điện tử cho phép người dùng có thể xây dựng những gian hàng trực tuyến với mô hình Cloud SaaS. Với giải pháp Software as Services, bạn có thể đăng bán sản phẩm, xử lý đơn hàng, bán hàng đa kênh và liên kết với website.

Shopify là nền tảng thương mại điện tử được nhiều doanh nghiệp sử dụng

Bạn hoàn toàn có thể đăng ký trải nghiệm Shopify để hiểu rõ tính năng và cách thức hoạt động của nền tảng này miễn phí trong vòng 3 ngày. Nếu cảm thấy các tính năng của nền tảng này tuyệt vời thì bạn có thể nâng cấp lên gói trả phí. Gói trả phí có những ưu điểm lớn hơn và giúp cho quá trình kinh doanh diễn ra thuận lợi hơn.

Theo báo cáo tại Store Lead, hiện nay, số lượng gian hàng tại Shopify đang ở mức 2.243.140. Vào quý 4 năm 2023, số lượng các cửa hàng tăng thêm 8,3% so với quý 3 cùng năm. Những con số này cho thấy một triển vọng đáng kinh ngạc của nền tảng này trong việc kinh doanh trực tuyến.

Ưu và nhược điểm của Shopify

Khi tìm hiểu Shopify là gì, bạn có thể thấy rằng nền tảng này có rất nhiều điểm mạnh. Tuy nhiên, một vài điểm hạn chế cũng nên được chú ý đến để phát triển doanh nghiệp toàn diện nhất.

Country Theme Development Cost Pros Cons
Vietnam $500 - $2000 Affordable rates High-quality work Skilled workforce Time zone difference
Pakistan $1000 - $3000 Affordable rates, s Skilled workforce Language barrier Quality and communication challenges Time zone difference
India $1500 - $4000 Affordable rates Large pool of talented developers Language barrier Potential quality disparities Time zone differences
Australia $2000 - $5000 High-quality work Experienced developers, Good communication Expensive rates
United Kingdom $2500 - $6000 High-quality work Experienced developers Good communication Expensive rates, time zone difference
United States $3000 - $7000 High-quality work Experienced developers, g Good communication Most expensive rates

Ưu điểm

Những ưu điểm của Shopify giúp cho nền tảng này có số lượng người dùng tăng nhanh chóng. Các điểm mạnh như dễ sử dụng hay chi phí hợp lý sẽ rất phù hợp cho doanh nghiệp startup hoặc các đơn vị nhỏ lẻ. Nhờ vậy, công việc bán hàng, tiếp thị online sẽ trở nên thuận lợi và giúp cho bạn phát triển công ty một cách tốt nhất.

Khá dễ sử dụng

Điểm cộng khá lớn giúp cho Shopify được rất nhiều người yêu thích đó chính là dễ dàng sử dụng. Dù có kiến thức lập trình hay không thì bạn cũng có thể dùng nền tảng này để xây dựng cửa hàng, phát triển các kênh marketing online.

Bởi vì Shopify là nền tảng đã được thiết kế sẵn chủ đề, các tính năng bán hàng, hosting nên chỉ cần đăng nhập và bán hàng. Bạn không phải lo lắng việc mua máy chủ hay thiết kế các cửa hàng. Nhờ vậy, dù là doanh nghiệp không có chuyên môn thiết kế, IT thì vẫn vận hàng và bán hàng tại Shopify.

Chi phí bỏ ra hợp lý, không quá nhiều

Thông thường, để xây dựng một website bán hàng, ngoài việc có kiến thức lập trình thì bạn phải bỏ ra khá nhiều chi phí. Tiền cho việc thuê máy chủ, không có kiến thức lập trình thì phải thuê thêm người thiết kế. Đây chỉ mới là khoản ban đầu, chưa tính phí vận hành.

Thay vì tự thiết kế một gian hàng, bạn có thể chọn phát triển kinh doanh tại Shopify. Nếu so sánh với các nền tảng với mã nguồn mở như WooCommerce, Magento thì chi phí cho Shopify rẻ hơn.

Khi tìm hiểu Shopify là gì, có một điểm đặc biệt nổi bật là chi phí nhân công cho việc vận hàng tại đây không nhiều. Theo bảng phân tích của Store Leads, chỉ có khoảng 6,200 cửa hàng có số lượng nhân viên từ 50 đến 99 nhân viên. Với doanh nghiệp nhỏ, chỉ cần 1-3 người là đã vận hành được Shopify.

Khả năng bảo mật và sao lưu dữ liệu

Shopify mã hoá lớp cổng bảo mật SSL cho tất cả các website để đảm bảo dữ liệu của khách hàng truy cập. Ngoài ra, nền tảng này chạy trên máy chủ PCI (Peripheral Component Interconnect) để người bán thanh toán bằng thẻ tín dụng an toàn nhất.

Bên cạnh đó, hệ thống cũng cho phép doanh nghiệp sao lưu tất cả thông tin bằng cách xuất về tệp CSV. Cửa hàng của Shopify cũng cung cấp các ứng dụng như Rewind để cứu cánh trong trường hợp lỡ xoá mất sản phẩm, hình ảnh, video. Nhờ vậy, quá trình bán hàng online của các chủ doanh nghiệp cũng diễn ra an toàn và thuận lợi hơn rất nhiều.

Khả năng bảo mật của nền tảng rất tốt

Kho chủ đề đa dạng

Bên cạnh chất lượng sản phẩm, muốn thu hút khách hàng và có doanh thu tốt, website của bạn cần có thiết kế đẹp mắt. Thông thường bạn sẽ cần thuê ngoài một đơn vị để thiết kế chủ đề website cho mình.

Tuy nhiên, khi chọn bán hàng trên Shopify, bạn hoàn toàn không cần phải lo lắng về điều đó. Nền tảng này cung cấp các chủ đề đa dạng để lựa chọn phù hợp với nhiều phong cách và danh mục hàng khác nhau. Tính đến tháng 11 năm 2023, số lượng chủ đề tại nền tảng đã đạt ở mức 1000, được phát triển cả bởi Shopify và các nhà phát triển độc lập. Số lượng và chất lượng các chủ đề liên tục được cập nhật để người dùng chọn lựa cho gian hàng của mình.

Bán hàng đa kênh

Tính đến thời điểm hiện tại, Shopify được đánh giá là nền tảng có thể tích hợp các kênh bán hàng online tốt nhất. Bạn có thể đồng thời bán hàng trên các nền tảng lớn như Ebay, Amazon, Google và tích hợp quản lý ở một nơi duy nhất là Shopify.

Khi tìm hiểu Shopify là gì, một số gian hàng được liên kết với Shopify bao gồm:

Tích hợp các tính năng quảng cáo mạng xã hội và công cụ tìm kiếm

Ngoài kết hợp các tính năng quản lý bán hàng thì Shopify cũng cho phép người dùng kiểm soát việc quảng cáo trên các nền tảng như Google, Facebook. Một số hệ thống được xây dựng giúp cho việc quảng cáo dễ dàng hơn bao gồm:

Các tính năng được tích hợp rất đa dạng

Thiết kế phù hợp với SEO và giao diện di động

Ngay từ khi được thành lập, Shopify đã đặt mục tiêu sẽ phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực thương mại điện tử. Chính vì thế mà các giao diện, cài đặt hay nội dung của nền tảng này đều được tối ưu một cách chuẩn SEO (Search Engine Optimization).

Việc có cấu trúc chuẩn hoá này giúp cho website của bạn có thứ hạng tìm kiếm cao khi dùng các công cụ như Google hay Cốc Cốc. Nhờ đó, số lượt truy cập vào cửa hàng cùng với lượt mua online của website sử dụng Shopify sẽ cao hơn.

Xu hướng mua sắm hiện nay của khách hàng chủ yếu sẽ được thực hiện thông qua di động. Nhờ tính năng tích hợp với giao diện di động, người dùng sẽ thuận tiện mua các sản phẩm được đăng bán thông qua nền tảng này.

Đội ngũ hỗ trợ khách hàng 24/7

Đội ngũ nhân viên của Shopify luôn hỗ trợ các chủ gian hàng khi kinh doanh tại đây. Do vậy, nếu có bất kỳ vấn đề nào, bạn chỉ cần liên hệ trực tiếp với Shopify để được giúp đỡ. Sự hỗ trợ nhanh chóng và tận tình của đội ngũ Shopify chắc chắn sẽ giúp bạn thoải mái và tự tin hơn trong những ngày đầu bước vào kinh doanh online.

Nhược điểm

Những ưu điểm của Shopify giúp nền tảng này phát triển một cách nhanh chóng kể từ khi thành lập vào năm 2006. Tuy nhiên, một vài hạn chế cũng cần được đề cập đến để doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn khi kinh doanh tại đây.

Chi phí tăng dần theo thời gian

Các khoản chi phí tăng dần theo thời gian là điểm trừ khiến nhiều người lo lắng khi bắt đầu sử dụng Shopify. Những khoản chi phí giao diện, mua các app quản lý hoặc tiện ích mở rộng khiến doanh nghiệp phải mất một khoản.

Theo thời gian, nhu cầu sử dụng lớn dần thì phải bỏ ra nhiều khoản tiền hơn để chi trả cho Shopify. Những điều này sẽ làm cho công ty mất kha khá chi phí quản lý khi bán hàng tại nền tảng này.

Chi phí sẽ tăng dần theo thời gian

Doanh nghiệp lớn khó vận dụng khi bán hàng

Việc các doanh nghiệp nhỏ có nhiều điều thuận tiện khi bán hàng tại Shopify là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên, các tập đoàn lớn thì lại không như vậy.

Đa phần, việc cùng tập trung quản lý trên Shopify với các nguồn thông tin, hàng hoá khổng lồ ở những công ty lớn sẽ tốn rất nhiều chi phí. Đồng thời, các khoản marketing hay quảng cáo cũng khó tối ưu hơn.

Chính vì thế, Shopify đã cho ra mắt Shopify Plus, một gói dịch vụ phục vụ riêng cho các doanh nghiệp lớn với nhiều tính năng mở rộng giúp các doanh nghiệp vận hành kinh doanh một cách thuận tiện và nhuần nhuyễn.

Khó khăn khi thay đổi nền tảng

Nếu bạn đã quen bán hàng tại Shopify thì khi chuyển đổi nền tảng, chủ gian hàng phải làm lại mọi thứ từ đầu. Người bán phải dời các dữ liệu sang nơi khác, kiểm tra thông tin cùng nhiều công việc khác.

Chính vì thế, khi chuyển đổi nền tảng, các doanh nghiệp phải dành nhiều thời gian, có thêm nhân lực để thực hiện. Từ đó, khoản chi phí bỏ ra cũng không hề ít nên bạn cần phải cân nhắc đến điều này.

Chi phí sử dụng Shopify

Khi bắt đầu kinh doanh online, doanh nghiệp mới sẽ cực kỳ chú trọng đến chi phí. Bạn cần phải chú ý đến tất cả những khoản chi trả khi mở gian hàng tại Shopify.

Phí Shopify cố định hàng tháng

Khi lập một tài khoản Shopify, bạn sẽ cần chọn cho mình một loại tài khoản ứng với một khoản phí hàng tháng và các tính năng đi kèm tài khoản đó.Hiện nay, các loại tài khoản đang được hỗ trợ tại nền tảng này bao gồm:

Giá sử dụng Shopify theo từng gói

Chi phí giao dịch và xử lý thanh toán

Giao dịch Shopify vẫn mất chi phí

Hiện tại, Shopify cho phép chủ gian hàng kết nối phương thức thanh toán nội bộ hoặc dùng công cụ có sẵn tại nền tảng. Nếu như chọn hình thức của riêng bạn thì hệ thống sẽ tính thêm phí giao dịch dao động từ 0,5% - 2% cho mỗi lần thực hiện, tùy vào loại tài khoản của bạn.

Phí giao gịch Shopify theo từng gói

Chi phí vận chuyển được tính như thế nào?

Shopify cho phép người dùng tích hợp tính năng in mã đơn hàng nếu có đơn hàng cần vận chuyển. Người dùng sẽ được chiết khấu ở các mức khác nhau với nhiều hàng vận chuyển như USPS, DHL, UPS,.. Gói đăng ký ở nền tảng càng cao thì mức chiết khấu càng lớn.

Phí vận chuyển được tính khi chủ gian hàng xử lý đơn hàng và in nhãn vận chuyển. Các khoản phí sẽ được tính vào thẻ khi đạt mức khối lượng trung bình hằng tháng. Nếu số lượng vận chuyển quá ít thì sẽ được cộng vào hoá đơn mỗi tháng của doanh nghiệp.

Ví dụ về mức phí vận chuyển theo giá trị đơn hàng:

Ví dụ về mức phí vận chuyển theo giá trị đơn hàng

Ví dụ về phí vận chuyển theo trọng lượng

Ví dụ về phí vận chuyển theo trọng lượng

Hướng dẫn đăng ký Shopify

Để có thể bán hàng tại Shopify, bạn cần phải đăng ký tại nền tảng này. Các bước để đăng ký bao gồm:

Tạo tài khoản Shopify

Chỉ với một vài bước đơn giản, bạn đã thành công tạo cho mình một tài khoản Shopify. Kể từ thời điểm tạo cửa hàng, bạn được trải nghiệm 3 ngày sử dụng Shopify miễn phí, trước khi quyết định gói phù hợp với cửa hàng của mình. Sau 3 ngày sử dụng miễn phí mà bạn không muốn tiếp tục mua gói thì thông tin cửa hàng của bạn sẽ tự động bị hủy.

Hướng dẫn thiết lập cửa hàng Shopify

Sau khi đã hoàn tất việc đăng ký thì bạn cần tiến hành tự thiết lập cửa hàng của mình để có thể bán hàng trên Shopify. Các bước để thực hiện bao gồm:

Chọn giao diện Shopify

Tạo sản phẩm

Thiết lập thanh toán

Shopify cung cấp nhiều cổng thanh toán khác nhau, chẳng hạn như Shopify Payments, PayPal, Stripe, v.v. Chọn (các) cái bạn muốn sử dụng và thiết lập chúng bằng cách làm theo hướng dẫn do mỗi nhà cung cấp cung cấp.

Chọn nhà cung cấp thanh toán

Thiết lập đơn vị vận chuyển

Tạo các khu vực giao hàng dựa vào thị trường mục tiêu của bạn. Bạn có thể thiết lập các khu vực dựa trên vùng, quốc gia hoặc vị trí cụ thể.

Soạn thảo các trang chính sách cho cửa hàng

Trong trang quản trị Shopify, đi tới ‘Cài đặt’, sau đó nhấp vào ‘Chính sách’. Bạn có thể tạo mẫu cho từng trang và tùy chỉnh mẫu để phản ánh các hoạt động kinh doanh cụ thể của mình.

Làm nên thành công với Shopify cùng Mageplaza

Mageplaza là một ty tiên phong trong việc cung cấp giải pháp thương mại điện tử, tự hào giới thiệu dịch vụ thiết kế và phát triển website Shopify đột phá. Không chỉ là những chuyên giúp thiết kế và phát triển website Shopify hiệu quả, Mageplaza còn là người cộng sự đồng hành với nhà bán hàng trong suốt hành trình kinh doanh. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm từ việc thiết kế , phát triển cửa hàng trực tuyến đến tối ưu hóa hiệu suất cho cửa hàng của bạn.

Làm nên thành công với Shopify cùng Mageplaza

Hợp tác với Mageplaza để nhận được vô vàn lợi ích:

Hợp tác với Mageplaza, bạn không chỉ nhận được một dịch vụ phát triển website chất lượng cao mà còn là đối tác chiến lược, giúp bạn xây dựng và phát triển cửa hàng Shopify thành công.

TẠO CỬA HÀNG NGAY

Kết luận

Shopify không chỉ là một nền tảng thương mại điện tử, mà còn là cánh cửa mở ra không gian kinh doanh trực tuyến không giới hạn. Từ những ưu điểm vượt trội như giao diện đa dạng, tích hợp bán hàng đa kênh, đến khả năng tối ưu SEO và hỗ trợ khách hàng 24/7, Shopify đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho cả doanh nghiệp mới khởi nghiệp và những tên tuổi lớn trong ngành.

Khi kết hợp với chiến lược kinh doanh thông minh và sự am hiểu sâu sắc về thị trường, Shopify chắc chắn sẽ là công cụ đắc lực giúp bạn tiếp cận thành công và phát triển bền vững trên hành trình kinh doanh điện tử.